Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Kiếp Cave: Biệt dược cho những thiếu nữ “đèn đỏ”

Em lờ mờ nhận ra cái bí mật ẩn giấu sau những cơn co giật, những giằng xé cào cấu lên thể xác của anh ta. Giấu mình trong những giọt nước mắt, em lặng lẽ ngồi quan sát từng cử chỉ, hành động của người đàn ông mà em đặt tất cả niềm tin và sự yêu thương.

cave đắt hàng

Hạnh phúc lung linh mà em từng mơ tưởng, giờ cũng chỉ là ảo ảnh. Quá cay đắng và tủi hổ, em chạy vụt ra ngoài…

Rời quê Văn Giang, Hưng Yên lên Hà Nội làm ăn từ năm 2000. Công việc lao động chân chính đầu tiên cũng là cuối cùng của Kim Anh trước khi vào trại là nghề cắt tóc, gội đầu tại một quán ở phố Mai Hắc Đế. Lúc đầu, cuộc sống cũng khấm khá. Ngoài việc phải chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày, hàng tháng em vẫn gửi về cho bố một khoản tiền nho nhỏ để phụ giúp thêm kinh tế cho gia đình.

Làm được nửa năm thì Kim Anh quen được một anh bạn quê Hải Phòng. Hai người tâm đầu ý hợp nên tình cảm cứ dần nảy sinh qua những lần anh bạn này đến quán chơi. Dần dà, khi tình cảm quá lớn, cảm giác không thể sống xa nhau, không thể thiếu nhau, hai người quyết định thuê một căn phòng, sống chung.

Một người thì cứ quần quật làm cả ngày để kiếm tiền, một người thì chỉ biết ở nhà chờ đợi. Thời gian đầu, hai người rất hạnh phúc. Cuộc sống đủ ăn, đủ tiêu. “Một mái nhà tranh, hai trái tim vàng”. Mơ ước về cuộc sống trọn vẹn của Kim Anh cũng đạt được phần nào. Ngày ngày, em vẫn đi làm đều đặn, rồi một ngày em được về sớm. Trong lòng vui như mở cờ, vì được một ngày nhàn nhã bên người yêu. Đi trên con đường quen thuộc về nhà, em tự hỏi sao hôm nay đường lại dài đến vậy, lại còn tắc đường, như thể hôm nay mọi người đổ xô từ mọi chốn về đây, kìm hãm em về với người yêu. Cảm giác bồn chồn, sốt ruột cứ thế chen lấn trong dòng cảm xúc của em.

Đẩy cửa bước vào nhà, em gọi to tên người đàn ông mình yêu. Sau vài giây bàng hoàng, em nhận ra người ấy đang nằm vật vã trên sàn. Chưa kịp nhận thức tình trạng của bạn trai ra sao, em xốc anh ta lên giường với tất cả sức lực của một cô gái “liễu yếu đào tơ”. Em lờ mờ nhận ra cái bí mật ẩn giấu sau những cơn co giật, những giằng xé cào cấu lên thể xác của anh ta. Giấu mình trong những giọt nước mắt, em lặng lẽ ngồi quan sát từng cử chỉ, hành động của người đàn ông mà em đặt tất cả niềm tin và sự yêu thương. Hạnh phúc lung linh mà em từng mơ tưởng, giờ cũng chỉ là ảo ảnh. Bao nhiêu mơ ước của ngày xưa ùa về, bỗng chốc tan thành mây khói. Quá cay đắng và tủi hổ, em chạy vụt ra ngoài. Chạy đi đâu, chính bản thân em cũng không xác định được, chỉ biết rằng nếu em chạy càng nhanh thì ác mộng ấy sẽ tan nhanh như vậy. Em càng gắng sức chạy hơn.

Cách nhà cũng khá xa, em đứng lặng, tự cấu vào mặt mình xem có phải mình đang mơ không. Càng cấu mạnh, em càng cảm thấy đau đớn. Vết đau này cũng chẳng thấm gì so với trái tim em. Em quay lại ngôi nhà ám ảnh ấy. Người đàn ông ấy cũng qua cơn vật vã. Nhìn thấy bạn gái đi làm về sớm, anh cũng đon đả chào hỏi. Đáp lại sự nhiệt tình thái quá ấy là một ánh mắt thờ ơ, một khuôn mặt xanh xao, trắng bệch, hồ như không còn một giọt máu nào đang chảy nữa. Cuối cùng thì người bạn trai ấy cũng phải thú nhận với em rằng anh ta là một con nghiện. Em không khóc nữa, cũng không la hét, không giận dữ. Kim Anh chỉ nói: “Nếu anh yêu em thật lòng thì hãy cai nghiện đi anh ạ. Em sẽ chờ anh”. Đáp lại những lời yêu cầu khẩn khoản ấy chỉ là một cái nhìn thờ ơ, lãnh đạm. Kim Anh biết là mình không thể khuyên anh ta bỏ thuốc được.

“Đâm lao phải theo lao”, trong đầu em lúc này chỉ là suy nghĩ đó. Em băn khoăn chọn lựa giữa tình yêu và sự cô đơn. Cuối cùng thì em cũng chọn tình yêu, điều mà trong em luôn cảm thấy thiếu vắng từ khi em còn rất nhỏ. Thế rồi em dính vào ma túy lúc nào không hay. “Anh chơi được thì em cũng chơi được” – câu nói ấy đến giờ vẫn văng vẳng trong đầu em. Giá như ngày đó em đừng có lao vào con đường cụt, giá mà ngày đó em đừng có dại dột đặt cuộc đời mình trong tay người khác như vậy. Giá cuộc đời chấp nhận những cái giá như…

Phải kiếm tiền nuôi thuốc cho cả hai, từ nghề cắt tóc, gội đầu, Kim Anh đã chuyển hẳn sang mại dâm. Cho đến khoảng giữa năm 2001, em cùng người yêu và một số người bạn gái về Đồ Sơn chơi. Trong một lần tình cờ, người bạn gái của em, cũng là cháu họ của người yêu, say rượu, và chính cô bạn này cũng thừa nhận rằng chú của mình đã có vợ con ở quê.

Thêm một lần nữa, trái tim em lại bị tổn thương. Nỗi đau lần trước đã nguôi, giờ lại tiếp đau đớn này. Qua biến cố đó, em nhận ra, tình cảm của mình đã bị lợi dụng. Em ân hận về những ngày tháng em hiến dâng, hi sinh cuộc đời cho người đàn ông đó. Em chấm dứt cuộc tình dại dột ấy. Đó là lúc em thấy cuộc đời sụp đổ dưới chân mình.

Năm 2003, em bị bắt khi đang hành nghề ngoài đường và bị đưa lên đây. Đến năm 2005, Kim Anh được ra trại. Em tìm về với quê hương. Về quê, thăm bố, thăm anh, thăm họ hàng. Mẹ mất từ khi lên bảy tuổi, bố đi lấy dì hai, Vũ Kim Anh phải sống trong cảnh “mẹ ghẻ con chồng”. Hồi đó, đang học phổ thông thì em phải nghỉ học. Phần vì anh trai thua bạc, đánh đập chửi bới suốt ngày, phần vì mẹ ghẻ không cho tiền đóng học. Chỉ còn người cha là có thể nương tựa, nhưng em cũng không dám nói lên những sự thật ấy cho bố biết, vì bố em rất nể bà mẹ kế ấy.

Quá chán nản, Kim Anh bỏ nhà đi nhiều ngày liền, em lang thang ngoài đường, khi thì ở nhà họ hàng, khi thì ở nhà bạn. Dù có phải đói rách em cũng không chịu quay trở lại ngôi nhà của mình.

Từ khi em về nhà, hằng ngày em chỉ biết quanh quẩn ở nhà, chỉ ăn, ngủ, rồi thỉnh thoảng phụ giúp việc lặt vặt trong gia đình. Những ngày tháng này lại làm em nhớ lại khoảng thời gian trước khi em phải ra xứ người (Hà Nội) làm ăn. Giờ thì càng phải chịu những cái lườm nguýt, sự nhiếc móc, khó chịu của dì ghẻ. Giống như mọi buổi sáng, em thức giấc nhưng chưa chịu ra ngoài. Em vẫn nằm suy nghĩ. Loáng thoáng nghe thấy tiếng mắng mỏ của mẹ ghẻ, em chạy đến bên cửa, áp tai để cố nghe cho rõ, cố nuốt lấy từng lời của mẹ nói với bố: “Nó đã dậy chưa?”, mẹ hỏi. Bố em chỉ nói: “Chưa. Nói khe khẽ thôi, để cho nó ngủ một lúc nữa cũng được”. “Bây giờ vẫn còn ngủ rạch xác ra thì lấy gì mà đút vào mồm? Con gái con đứa, chẳng làm ăn được cái gì, suốt ngày ăn bám. Nhìn thấy cái mặt nó là tôi ngứa cả mắt. Ông bảo nó muốn ở đây thì kiếm việc mà làm. Không thì đừng có về cái nhà này nữa”.

Từng lời mẹ nói như cứa vào tim. Em hiểu rằng mình không thể tiếp tục ở lại ngôi nhà này nữa. Lại một lần nữa, em phải khăn gói ra đi. Em đi mà không ai níu kéo em lại, không ai buồn hay thương cảm cho em. Chỉ có bố là lặng lẽ. Nhưng em hiểu là bố em cũng không thể làm gì hơn cho em. Vì trong gia đình này, mẹ kế mới là người quyết định tất cả.

Khăn gói ra Hà Nội, gặp lại bạn bè cũ, đang trong lúc chán nản, em lại tái nghiện. Không có việc gì làm, không có tiền mua thuốc dùng, em lại lao vào con đường mại dâm. Bán thân xác để kiếm từng đồng tiền nuôi con virus trong người. Gia đình em biết em tái nghiện, nên đã gửi em vào trung tâm cai nghiện tự nguyện ở đường Láng-Hòa Lạc. Cho đến năm 2008 thì em thuộc diện bắt buộc vào đây (TTGD Lao động số 2, Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội).

Những ngày tháng ở đây, em luôn nghĩ về bố. Em thương bố lắm. Lúc nào cũng sợ bố bị tổn thương, sợ không có ai chăm sóc cho bố. Mẹ đã bỏ em lại cuộc đời với bao bộn bề đau thương. Từ nhỏ, em đã phải học cách tự bảo vệ mình. Em phải ở nhà làm quần quật khi em đang ở độ tuổi ăn tuổi chơi. Nhưng em không vì điều đó mà thấy tự ti về bản thân. Em càng thương bố hơn, thương bố phải vất vả nhiều vì em.

Cho đến tận bây giờ, nghĩ lại những điều em đã làm, em càng đau xót hơn vì chưa làm được gì cho bố mà chỉ khiến bố phải lo lắng. Chỉ còn 5 tháng nữa là em được về hòa nhập lại xã hội. Còn bao nhiêu cám dỗ trong cuộc sống rất cần ở em sự quyết tâm vượt qua những điều đó. Em cũng tâm sự với tôi rằng, em cũng muốn về quê lắm.

Em bảo: “Em sẽ thử về quê một lần nữa, dù có thế nào thì em vẫn phải về để thăm hỏi bố em. Cũng lâu lắm rồi em chưa được gặp bố, không biết bây giờ bố em ra sao nữa”. Dù chưa thực sự có đủ dũng cảm để về lại quê hương, nhưng nó luôn là điều hối thúc em phải cai cho bằng được, để không phụ với tin tưởng của bố, không phụ với người mẹ đã mất của em.

Đâu đó trong con người em, vẫn luôn hướng về quê hương, vẫn mong muốn được xã hội chấp nhận và bao dung. Đây là lần thứ hai em ở đây rồi. Em bày tỏ nguyện vọng với tôi rằng không muốn vào đây lần nữa. Ở độ tuổi như em, cũng không phải là trẻ, nên ra ngoài em mong muốn có một công việc ổn định để em có thể làm lại cuộc đời.

Nhắc lại chuyện tình cảm của em, em rơm rớm nước mắt. Tình yêu của em có lẽ cũng đẹp như bao người khác nếu như con người đó không nghiện và không lừa dối em. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, em đã dũng cảm chấp nhận nó. Em cảm thấy tiếc cho tình cảm của em dành cho không đúng người. Em cũng không căm giận, hay cảm thấy tuyệt vọng với tình yêu. Chỉ là một phút nông nổi của tuổi trẻ bồng bột. Tôi tin rằng một ngày em sẽ tìm thấy tình yêu đích thực của mình.

Theo Cảnh Sát Toàn Cầu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét